Sau khi xác định và khảo sát đánh giá các ngành công nghiệp liên quan ở KCN Trà Nóc có tiềm năng thu hồi các chất có giá trị có hiệu quả kinh tế, một hệ thống thu hồi tích hợp vào quy trình sản xuất sử dụng công nghệ màng sẽ được phát triển và thử nghiệm.
Thông thường nước được sử dụng và bị ô nhiễm từ quy trình sản xuất công nghiệp chứa hàm lượng cao các chất có giá trị có thể được tái sử dụng. Có thể ứng dụng công nghệ lọc màng trong quá trình xử lý nhằm thu hồi các chất có giá trị này thông qua tách chúng khỏi các chất bẩn khác hoặc tăng nồng độ của các chất đó. Công nghệ màng đặc biệt phù hợp đối với mục đích này bởi vì xử lý dựa trên quá trình tách vật lý không làm thay đổi thành phần của các chất. Bởi vậy, các chất đó có thể được tái sử dụng mà không cần phải tiếp tục xử lý nhiều sau đó. Một kết quả khả quan về mặt kinh tế khác khi ứng dụng công nghệ màng là giảm nguồn lực và chi phí vận hành cho chủ doanh nghiệp thông qua thu hồi các chất có giá trị và giảm đầu tư và chi phí vận hành cho công đoạn xử lý nước thải tập trung.
Việc phục hồi các thành phần trong nước thải bằng công nghệ lọc màng có thể đem lại kết quả kinh tế khả quan, một mặt thông qua giảm lượng tiêu thụ các nguồn tài nguyên và chi phí vận hành của doanh nghiệp, mặt khác thông qua giảm chi phí đầu tư và vận hành của nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Tuy nhiên, do các vật liệu màng khác nhau và nhiều lựa chọn, ứng dụng kỹ thuật khác nhau, cần phải khảo sát chi tiết nhằm giảm các trở ngại có thể xảy ra sau này. Do lợi ích kinh tế thường là tiêu chí chính khi lựa chọn sử dụng các công nghệ này, việc lựa chọn và khảo sát cẩn thận về năng lực rất cần thiết trước khi lắp đặt hệ thống xử lý bằng công nghệ màng.
Thông qua kiểm tra tại phòng thí nghiệm ở Đức và KCN Trà Nóc, các qúa trình lọc màng phù hợp sẽ được lựa chọn. Dựa trên đó, mô hình thí điểm sẽ được công ty đối tác EnviroChemie thiết kế, xây dựng và lắp đặt tại một điểm sản xuất ở Trà Nóc.
Trong quá trình vận hành hệ thống thí điểm, các điều kiện khác nhau sẽ được kiểm tra nhằm lưu lại hiệu suất tối ưu nhất. Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại thực địa về các lĩnh vực liên quan như tiềm năng trong điều kiện khí hậu địa phương, đánh giá chất lượng và độ ổn định của các chất đã được thu hồi, tích hợp các phương án tái sử dụng các chất có giá trị và/hoặc nước cũng như giảm chi phí vận hành.
Ngoài việc chuyển giao và phổ biến các kết quả của dự án do Tiểu dự án 4 thực hiện, Đại học Việt – Đức (VGU) sẽ cùng tham gia hỗ trợ các hoạt động chuyển giao tri thức.
Công ty TNHH Hóa môi trường EnviroChemie
Viện IWAR, Đại học Tổng hợp Darmstadt
Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE)
Công ty CP Bia Sài Gòn- miền Tây
Công ty liên doanh Hóa sinh Phương Duy